Giá: Callđ / bình 750ml
Quý khách hàng có nhu cầu mua sỉ số lượng lớn, vui lòng liên hệ Hotline:0988.81.81.44 để được hỗ trợ giá tốt nhất
Chia sẻ thông tin này:
Rượu bầu đá được sản xuất và chưng cất theo phương pháp cổ truyền với quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu chưng cất và thành phẩm nên luôn có hương vị rất đặc trưng của gạo mà các rượu khác không thể có được. Rượu bầu đá được chiết xuất 100% từ gạo, tạo ra rượu gạo nguyên chất nên ngoài dùng rượu nguyên chất còn sử dụng để ngâm các loại thuốc rất tốt.
- Thành phần:
+ Gạo lúa thơm
+ Men rượu ngon
+ Mạch nước ngầm từ làng Bầu Đá
- Cách dùng:
+ Dùng lạnh sẽ ngon hơn.
+ Dùng làm quà tặng: Người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong dịp Lễ, Tết, Du lịch,....
- Bảo quản: nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ cao và tránh ánh nắng mặt trời.
- Chứng nhận:
+ CNTCSP Số: 258/2009/YTBĐ-CNTC.
+ Chỉ tiêu cơ sở: 01/2009/RBD-BĐ.
- Quy cách đóng thùng: thùng 12chai x 750ml
BÀI VIẾT VỀ NGUỒN GỐC RƯỢU BẦU ĐÁ BÌNH ĐỊNH
Rượu bầu đá là một sản phẩm truyền thống của Bình Ðịnh đã nổi tiếng từ rất lâu. Tương truyền, từ nhiều thế kỷ trước, những người dân nghèo ờ gò Cù Lâm, thôn Bàu Ðá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, trong khi tìm kế sinh nhai đã nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thôn Bàu Ðá. Không ngờ những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại có một mùi hương rất đặc biệt, và nếu uống một cách điều độ mỗi ngày chỉ một, hai cốc nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng hơn.
Và thế là từ đó, Rượu Bầu đá trở thành một thứ “ngự tửu” được dùng để tiến vua, là loại rượu thường được dùng trong các buổi yến tiệc của vua chúa...
Ở xóm Bầu Đá (Nhơn Lộc - An Nhơn), hầu như nhà nào cũng nấu rượu, trong đó riêng thôn Cù Lâm có đến 95% hộ dân nấu rượu. Họ vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa tận dụng hèm (bã rượu) để nuôi heo. Các hộ gia đình nấu rượu ở xóm Bầu Đá hầu hết đều kế thừa nghề truyền thống của cha ông để lại. Hiện nay ở xã Nhơn Lộc nơi nào có nguồn nước tốt đều có thể nấu được rượu ngon như của xóm Bàu Đá, bởi vậy người nấu rượu không còn giấu bí mật nghề nghiệp như trước. Hơn nữa, rượu ngon hay dở còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề người nấu.
Nấu rượu cũng lắm công phu với nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phải mất đến 6 ngày mới cho một mẻ rượu (một nồi nấu). Bắt đầu từ việc chọn gạo và nếp. Mỗi mẻ nấu sử dụng khoảng 7,2 kg gạo. Cơm đã trộn men ủ vào xô nhựa, sau 3 ngày cơm dậy mùi thơm của men rượu, chế vào 16 lít nước giếng trong, ủ tiếp 2 ngày, khi mở nắp xô mùi thơm ngào ngạt của cơm rượu đã chín cho ta cảm giác ngất ngây. Cho cơm rượu vào nồi đun trong 5 giờ, rượu được chưng cất qua ống tre nối từ nồi nấu sang nồi ngưng tụ (có dụng cụ chứa nước làm mát nồi ngưng). Một mẻ có thể cho ra 4 lít rượu nguyên chất.
Nếu muốn rượu của những mẻ sau ngon hơn, sử dụng rượu bào (rượu ngưng tụ đã hết độ trong, chuyển sang màu trắng đục) đổ vào nồi nấu của mẻ sau, hương vị rượu càng tuyệt vời hơn. Thêm một kinh nghiệm để nhận biết rượu ngon là: Khi rót rượu ra ly phải rót từ từ, nếu rượu sủi bọt li ti thì đó là rượu thứ thiệt. Quả thật càng khám phá về rượu Bàu Đá càng thấy thích thú.
Rượu Bàu Đá hiện đang là mặt hàng bán chạy ở thị trường trong và ngoài tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã mở đại lý thu mua rượu tại xã Nhơn Lộc và đã xuất khẩu rượu đặc sản này sang thị trường Mỹ. Về lâu dài hứa hẹn một thị trường rộng lớn cho rượu Bàu Đá tạo cơ hội cho người sản xuất tăng khối lượng sản phẩm, tăng doanh thu.
Hiện nay, Rượu Bàu Đá Bình Định đã và đang được người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và một số du khách nước ngoài rất ưa chuộng, vì chất lượng của rượu Bàu Đá không hề thua kém so với một số loại rượu danh tiếng khác. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ rượu Bàu Đá trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu các hộ tự tìm mối tiêu thụ dẫn đến sự thiếu ổn định trong sản xuất, giá cả bấp bênh, ảnh hưởng lớn đến thu nhập.
Phần lớn các hộ nấu rượu với mục đích thu hồi phụ phẩm để cung cấp thức ăn trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc khó khăn trong đi lại do hạ tầng giao thông của làng nghề chưa có gì, mùa mưa thì sình lầy, mùa nắng thì bụi bặm, đã gây trở ngại cho khách du lịch khi muốn đến tham quan làng nghề.
BẰNG CÔNG NHẬN ĐẶC SẢN "RƯỢU BẦU ĐÁ" CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
VIDEO GIỚI THIỆU ĐẶC SẢN "RƯỢU BẦU ĐÁ"
Nguồn bài viết:
Bài viết: Sở Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch Bình Định
Hình ảnh: Đặc Sản Miền Quê
Rượu bầu đá là một sản phẩm truyền thống của Bình Ðịnh đã nổi tiếng từ rất lâu. Tương truyền, từ nhiều thế kỷ trước, những người dân nghèo ờ gò Cù Lâm, thôn Bàu Ðá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, trong khi tìm kế sinh nhai đã nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thôn Bàu Ðá.
Tại núi Ấn Sơn, thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, UBND tỉnh Bình Định đã triển khai xây dựng dự án đàn tế trời đất và một số công trình du lịch. Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 46ha gồm các hạng mục chính như: đàn tế trời đất, khu đền ấn, đường hành lễ... với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 49 tỉ đồng do BIDV vận động các doanh nghiệp hỗ trợ cùng nguồn vốn ngân sách tỉnh. Đàn tế được xây dựng trong phạm vi ngọn Ấn Sơn, rộng 46 ha.
Đang online: 4
Lượt truy cập: 1485775